Sức ép đối với ngành thép

Góp ý

Sức ép đối với ngành thép

Dù đã có một số tín hiệu khả quan, song chỉ tiêu tăng trưởng 5-7% mà ngành thép kỳ vọng trong năm nay được các chuyên gia đánh giá là "ngưỡng" khó đạt tới, nếu như những "nút thắt" về thị trường tiêu thụ chưa được tích cực tháo gỡ.

Sức ép đối với ngành thép


Sau ba năm liên tiếp chịu sức ép do nền kinh tế suy giảm, các doanh nghiệp ngành thép đã phải thu hẹp quy mô, cắt giảm đến 40% công suất. Có thể thấy nghành thép đang tiếp tục phải đối diện với tương lai không mấy sáng sủa khi hàng tồn kho không giảm, mức tiêu thụ không tăng, xuất khẩu yếu.

Ế ẩm thép giữa mùa xây dựng Thị trường thép năm qua tiếp tục xuất hiện một vài "gương mặt" như Nhà máy thép Hòa Phát giai đoạn 2 ở Hải Dương (công suất 500 nghìn tấn), Thép Việt - Mỹ (250 nghìn tấn), Thái Trung,... góp thêm sản lượng hơn 1,2 triệu tấn thép mỗi năm. Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP (VNSteel) Lê Phú Hưng nhận định: Hiện tại, nguồn cung thép đã vượt gấp hai lần so với nhu cầu, càng khiến thị trường chung thêm khó khăn. VNSteel là "anh cả" của ngành thép song cũng không tránh khỏi chao đảo, thua lỗ trong hai năm liên tiếp, nhiều chỉ tiêu chính không đạt kế hoạch. 

Điểm "an ủi" duy nhất mà VNSteel cũng như một số DN ngành thép có được là trong khó khăn, kinh doanh ảm đạm, các đơn vị đã tự điều chỉnh chỉ tiêu kỹ thuật ở mức tốt nhất, giúp giảm chi phí giá thành, tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh. Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên hoàn chỉnh quy trình nạp phôi nóng, giảm tiêu hao dầu FO 6 - 8 kg/tấn, làm lợi hàng chục tỷ đồng; Thép miền Nam giảm tiêu hao dầu xuống dưới 20 kg/tấn,...Theo thông lệ hằng năm, vào thời điểm này, thị trường vật liệu xây dựng, trong đó có thép đang trong giai đoạn sôi động nhất, tuy nhiên một vài năm trở lại đây, tình hình diễn biến khác hẳn. 

Thép ế ẩm giữa mùa xây dựng một phần do kinh tế khó khăn, nhu cầu xây dựng chững lại, một phần bị cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng thép giá rẻ đang ồ ạt chiếm lĩnh thị phần trong nước. Trong nhiều năm, ngành thép phát triển lệch hướng, dư thừa thép xây dựng và thiếu những mặt hàng thép chất lượng cao như thép tấm, thép chế tạo,...Mặt hàng thép xây dựng tuy sản lượng lớn nhưng năng lực cạnh tranh rất kém, khá vất vả khi đối diện với các sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc, thường là bị thua ngay trên "sân nhà". 

Trong tình cảnh này, để phát triển ngành thép lâu dài, căn cơ, việc cơ cấu ngành thép theo hướng tập trung sản xuất những mặt hàng trong nước còn thiếu đang là đòi hỏi bức bách."Hàng rào" bảo hộ mặt hàng thép trong nước bằng chính sách thuế quan sẽ buộc phải giảm bớt và gỡ bỏ hoàn toàn, nếu không có biện pháp thay đổi, tự cứu mình, nguy cơ nhãn tiền là nhiều doanh nghiệp (DN) sẽ phá sản.Đại diện Bộ Công thương đánh giá, bên cạnh các yếu tố khách quan, cần nhận thấy rõ nguyên nhân tăng trưởng thấp của ngành thép là do cách thức điều hành, quản trị của DN. 

Do vậy, mỗi đơn vị cần đánh giá, cải tổ lại hệ thống theo hướng tăng tính chủ động và chịu trách nhiệm của các đơn vị bên dưới, rà soát và giảm biên chế để bộ máy hoạt động tinh gọn và hiệu quả.Giá giảm, sản lượng giảm Trong năm 2013, mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về tái cơ cấu nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho DN, nhưng do độ trễ chính sách, nên hiệu quả, tác động và tính lan tỏa chưa nhiều, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nhìn chung vẫn trầm lắng.Đối với ngành thép, sản lượng tiêu thụ sụt giảm, nhiều DN buộc phải giảm giá bán xuống dưới giá thành để "cắt lỗ". 

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), 13 DN sản xuất gang có năng lực 3,3 triệu tấn, song chỉ sản xuất hơn 500 nghìn tấn (15 - 20% công suất); 26 DN sản xuất phôi thép, năng lực khoảng 9,5 triệu tấn, nhưng cũng chỉ sản xuất cầm chừng hơn 5 triệu tấn (60% công suất). Mặt hàng thép xây dựng vốn là sản phẩm chủ lực của ngành, với hơn 30 DN, năng lực 9,3 triệu tấn, nhưng sản xuất chỉ đạt khoảng 50% công suất.

Nếu nhìn con số thống kê vài năm trở lại đây, dễ dàng nhận thấy cả sản lượng phôi thép và thép xây dựng bị điều chỉnh giảm dần, trong khi công suất năng lực hiện có tăng theo từng năm do một số nhà máy thép mới đi vào hoạt động, tăng thêm nguồn cung cho thị trường.Chủ tịch VSA Hồ Nghĩa Dũng đánh giá, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô là giảm đầu tư công, "gói" hỗ trợ thị trường bất động sản còn gặp nhiều vướng mắc, chưa phát huy tác dụng, khiến nhu cầu thị trường đối với mặt hàng thép giảm mạnh. 

DN thép buộc phải điều chỉnh sản xuất, nhằm giảm bớt khó khăn và áp lực đầu tư vốn.Do tiêu thụ chậm, một số nhà sản xuất muốn nâng thị phần, đã cạnh tranh bằng việc tăng chiết khấu, giảm giá bán,... khiến thị trường chung càng hỗn độn và bất lợi hơn. Nếu chỉ đơn thuần nhìn vào chỉ tiêu tăng trưởng, vẫn thấy ngành thép đạt khoảng 4-5% trong năm qua, tuy nhiên mức tăng này chủ yếu nhờ vào "sản phẩm phụ" như tôn, thép mạ (xuất khẩu), còn sản phẩm chính (phôi thép, thép xây dựng) sụt giảm mạnh. 

Trong bối cảnh khó khăn chung, xuất khẩu được xem là "ánh sáng cuối đường hầm" cho ngành thép, với sản lượng đạt gần ba triệu tấn, tăng khoảng 30% so năm 2012. Hiện tại, năng lực sản xuất thép trong nước đang dư thừa, khi có tín hiệu tích cực của thị trường, ngay lập tức DN có thể đáp ứng được. Tuy nhiên thực tế, bước vào đầu năm 2014, mặc dù đang trong mùa xây dựng nhà thép, diễn biến thị trường khá ế ẩm và chưa có tín hiệu các công trình khởi động nhiều, nhiều DN đang vò đầu bứt tai điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh theo sát thị trường, tránh thua lỗ. 

Theo tính toán của Chủ tịch VSA Hồ Nghĩa Dũng, để ngành thép tăng trưởng 5 - 7%, cần có các giải pháp như phát hành thêm trái phiếu đầu tư cơ sở hạ tầng, kích thích thị trường bất động sản sôi động trở lại. DN ngành thép đang kỳ vọng vào sự điều hành của Chính phủ trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và chính sách tiền tệ hợp lý, linh hoạt, DN được vay vốn với lãi suất hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo trunlamdecor.com - nhà thép tiền chế


0 nhận xét:

Đăng nhận xét